( “Lê Thằng Long bị Tâm thần” và “xin anh Long đừng viết gì liên quan về tôi nữa”- đó là câu khẳng định của luật sư Lê Công Định và gửi thông điệp gửi đến doanh nhân Lê Thăng Long).
Từ ngày ra tù, doanh nhân Lê Thăng Long đã cùng với ông Nguyễn Công Huân, admin
của trang web Dân Luận ở Đan Mạch lập ra “Phong Trào Con đường Việt Nam”
(Phong trào) kêu gọi, lôi kéo nhiều người tham gia. Phong trào dần lớn mạnh
và vượt ra khỏi tầm kiểm soát của Lê Thăng Long. Bị người khác qua mặt, Phong
trào hoạt động không đúng tiêu chí ban đầu nên Lê Thăng Long buồn chán và tuyên
bố rút lui để vận động chính trị xây dựng Việt Nam thành một nước với Hiến pháp
“Tam Quyền Phân Lập” và chế độ Tổng Thống. Lê Thăng Long nhiều lần đề nghị, kêu
gọi, khiêu khích Lê Công Định tham gia và giới thiệu làm Tổng Thống. Tuy nhiên,
chủ trương của Lê Thăng Long không được luật sư Lê Công Định ủng hộ, cho đó là
vớ vẩn và không chịu nổi sự quấy quá của nên phải thốt lên “Lê Thằng
Long bị Tâm thần” và “xin anh Long đừng viết gì liên quan về tôi nữa”-
đó là câu khẳng định của luật sư Lê Công Định và gửi thông điệp gửi đến doanh
nhân Lê Thăng Long .
Vậy là mọi chuyện một
lần nữa được phơi bày trước bàn dân thiên hạ bản lĩnh của những người “cùng chí hướng” vì một Việt Nam dân chủ,
nhân quyền. Cái kim trong bọc lâu ngày cũng tòi ra và nội bộ dân chủ mâu thuẫn
thì cùng “bới thúi” nhau để ngửi.
Lê Thăng Long cũng không phải dạng vừa nên thẳng
thằn đáp lại, “Lê Công Định là kẻ phản bội, bán đứng anh em” đã khai nhận với cơ quan an ninh rằng: “Trần
Huỳnh Duy Thức lấy bí danh “chị Ba” móc nối với Nguyễn Sỹ Bình bí danh “chị
Hai” ở Mỹ (cầm đầu tổ chức phản động lưu vong "Đảng nhân dân hành động")
hoạt động với mục tiêu lật đổ chế độ, tìm cách lôi kéo, tập hợp lực lượng để
hình thành tổ chức chống chế độ, bàn thảo kế hoạch và phối hợp phát triển tổ chức,
Anh Thức thường xuyên liên lạc với Bình
và nhiều lần sang Mỹ, Thái Lan trực tiếp gặp Nguyễn Sỹ Bình trao đổi, đánh giá
tình hình kinh tế, chính trị của Việt Nam và đề ra kế hoạch hoạt động chuẩn lật
đổ chế độ Việt Nam vào cuối năm 2009 hoặc đầu năm 2010”.
Đặc biệt, Lê Thăng
Long cho rằng không chỉ trong vụ án đó, vì mong sớm được ra tù nên Lê Công Định
còn giúp cơ quan an ninh định tội “giết” Câu Lạc bộ nhà báo tự do của Nguyễn
Văn Hải (Điếu cày). Điều này thể hiện rõ như ban ngày rằng: “Lê Công Định được
an ninh ưu ái, cho làm quản lý Thư Viện trong Khám Chí Hòa, quận 3, Sài Gòn,
không bị lao động nặng nhọc, không bị bắt cách ly xa gia đình hay hạn chế thăm
gặp và Lê Công Định được tha tù trước thời hạn 1 năm 4 tháng 6 ngày (bị bắt ngày 3/6/2009, được thả ngày 06/2/2013)”.
Từ những thông tin trên, luật sư Lê Công Định sinh năm 1968 và
doanh nhân Lê Thăng Long sinh năm 1967 một lần nữa đã thể hiện bản lĩnh anh
hùng của mình. Thật ngưỡng mộ biết bao “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã” và “mèo mả -
gà đồng”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét