Cơ
quan Ngoại giao, tổ chức cá nhân ở Nước ngoài không
được can thiệp vào công việc nội bộ của Nhà nước
Việt Nam.
@
Xử
lý kẻ chống phá Nhà nước:
Cơ
quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Khánh Hòa đã tống đạt
quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm
giam và khám xét nơi
ở đối
với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, sinh năm 1979, trú tại 24
Đặng Tất, Vĩnh Phước, TP Nha Trang về tội “Tuyên
truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”, theo Khoản 1
Điều 88, bộ luật Hình sự với sự phê chuẩn của Viện
Kiểm sát nhân dân tỉnh Khánh Hòa vào
trưa ngày 10/10/2016 và kết thúc lúc 15 giờ 30 cùng ngày.
Theo
thông cáo của Bộ Công An Việt Nam: đối tượng Quỳnh
tham gia nhiều hội nhóm trái phép như nhóm “Tuyên bố
công dân tự do”, đối tượng
cốt cán của “Mạng
lưới blogger Việt Nam”, kích động, kêu gọi tụ tập,
biểu tình gây rối an ninh, trật tự trên địa bàn Khánh
Hòa và cả nước dưới danh nghĩa “dã ngoại nhân
quyền”, “café nhân quyền”, “biểu tình chống Trung
Quốc”, đòi trả tự do cho số bị bắt, xử lý bên
ngoài phiên tòa… viết
tán phát hàng trăm bài viết lên mạng internet nhằm xuyên
tạc sự thật tình hình chính trị Việt Nam, vu khống,
nói xấu Đảng, Nhà nước Việt Nam và nhiều
lần bị xử phạt hành chính về hành vi “Lợi dụng
quyền tự do, dân chủ để lôi kéo, kích động người
khác xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân” và hành vi “gây rối trật
tự công cộng”...
việc khởi tố và bắt tạm giam của Cơ quan An ninh điều
tra là hoàn toàn phù hợp với pháp luật Việt Nam và Công
ước quốc tế. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã có quá trình
phạm tội lâu dài, mặc dù đã được cơ quan có thẩm
quyền triệu tập nhiều lần để giáo dục thuyết phục
nhưng vẫn tiếp tục thực hiện hành vi xâm hại đến an
ninh quốc gia. Những
hành vi, hoạt động của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã cấu
thành hành vi “tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam”
và bị bắt, xử lý là đúng người đúng tội. Đảm bảo
ngăn
chặn kịp thời, không để cho đối tượng Quỳnh
tiếp tục gây hại cho an ninh quốc gia.
@
Phân
tích dấu
hiệu pháp lý về
Điều 88 Bộ luật hình sự
-
Khách thể:
Tội phạm này xâm phạm đến sự thống nhất về tư
tưởng chính trị trong xã hội qua đó de dọa sự vững
mạnh của chính quyền nhân dân và chế độ xã hội chủ
nghĩa (XHCN).
-
Mặt khách quan được
thể hiện qua các hành vi sau đây:
+
Tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ bảng chính quyền nhân dân:
Người phạm tội bằng lời nói hay việc làm truyền bá
những tư tưởng phản động, xuyên tạc đường lối
chính sách của đảng và nhà nước, gieo rắc sự nghi ngờ
bất mãn với chế độ hoặc có lời nói, việc làm xúc
phạm chính quyền.
+
Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý gây
hoang mang cho nhân dân. Hành vi này tác động đến tư
tưởng, tâm lý gây ra sự lo lắng, hoang mang trong quần
chúng nhân dân. Các tin tức được người phạm tội đưa
ra thường là các tin tức bịa đặt.
+
Làm, tàng trữ, lưu hành các lọai sách báo, tranh, ảnh có
nội dung chống nhà nước CHXHCN Việt Nam ( In ấn, phát
hành, cất giữ, phân phát những văn hóa phẩm có nội
dung kích động chống đối chính quyền, xuyên tạc chế
độ XHCN.
Các
hành vi trên có khi được thực hiện công khai, có khi bí
mật.
-
Mặt chủ quan: Lỗi
cố ý trực tiếp và mục đích là chống nhà nước
CHXHCN Việt Nam, làm giảm uy tín của chế độ XHCN.
2.
Hình phạt:
-
Đối với trường hợp thông thường là từ 3 đến 12
năm.
-
Từ 10 đến 20 năm được áp dụng cho trường hợp đặc
biệt nghiêm trọng như sử dụng thủ đoạn tinh vi, xảo
quyệt, gây ra hậu quả nghiêm trọng
-
Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam được quy định như sau.
1.
Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam , thì bị
phạt tù từ ba năm đến mười hai năm.
A)
Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân..
B)
Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao
tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân;
C)
Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm
có nội dung chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
2.
Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì
bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.
@
Phản
đối can thiệp từ bên ngoài:
Các
nhà “ngoại giao” các nước có thể thiếu thông tin, thiếu suy nghĩ, thiếu hiểu biết Pháp luật Việt Nam, không tôn trọng sự
thật khách quan và vi phạm nguyên tắc “Không can thiệp
vào công việc nội bộ cúa nước khác”, thậm chí có những phát ngôn trái bản chất sự việc, vô cớ đòi thả tự do cho số đối tượng có hoạt động chống chính quyền Việt Nam, vi phạm các điều luật quy định tại Bộ luật hình sự nước CHXHCNVN, đổi trắng thay đen, cổ
súy cho số đối tượng chống chính quyền Việt Nam. Lên tiếng gọi là bày tỏ lo ngại sâu sắc
về vụ việc này và kêu gọi chính quyền Việt Nam thả
bà Quỳnh ngay lập tức.... Tôi quyết liệt phản đối các vị sau đã có những phát biểu can thiệp vào công việc nội bộ nhà nước Việt Nam gồm:
1.
bà
Bärbel Kofler, Đặc ủy Nhân quyền của Chính phủ Cộng
hòa Liên bang Đức- Đại Sứ
quán Đức.
2.
Đại
sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius.
3.
Katina Adams, phát ngôn nhân phụ trách khu vực Đông Á-Thái Bình
Dương ( đài
VOA).
4.
Đại
sứ Anh tại Việt Nam, Giles Lever.
@
Nguyên
tắc "không can thiệp vào công việc nội bộ":
Việt
Nam là quốc gia độc lập, có chủ quyền, thống nhất và
toàn vẹn lãnh thổ. Việt Nam có chế độ chính trị,
kinh tế, xã hội và văn hóa riêng; có quyền tối cao
trong việc thiết lập và thực thi quyền lực nhà nước.
Và vì vậy các quốc gia khác không có quyền can thiệp....
. Do đó, Mỹ Không thể can thiệp vào công việc nội bộ,
phản ánh tình hình an ninh chính trị Việt Nam. Nghị quyết
về nguyên tắc "không can thiệp vào công việc nội
bộ" của
Liên hợp quốc được
thông qua năm 1965. Cụ thể ở điểm 3,4,5:
(3)
Cấm tổ chức, khuyến khích các phần tử phá hoại hoặc
khủng bố nhằm lật đổ chính quyền của quốc gia khác;
(4)
Cấm can thiệp vào cuộc đấu tranh nội bộ của quốc
gia khác;
(5)Tôn
trọng quyền của mỗi quốc gia tự do lựa chọn chế độ
chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội không có sự can
thiệp từ phía các quốc gia khác.
@
Cảnh cáo, nhắc nhở:
các
cơ quan ngoại giao, lãnh sự các nước đã có
những phát biểu nêu trên
hãy nên làm tròn công việc của mình, không nên can thiệp
vào công việc nội bộ của Việt Nam. Sự
can thiệp của các cá nhân, tổ chức từ bên ngoài sẽ
không giúp ích được gì cho mẹ Nấm Gấu bởi Việt Nam
là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mọi
công dân đều bình đẳng trước pháp luật và phải chịu
hậu quả pháp lý đối với hành vi nguy hại cho cá nhân,
tổ chức, chính quyền mà họ gây ra.
-
Không
một cá nhân hay tổ chức nào có quyền
can thiệp. Nguyên tắc này không cho phép bất kỳ quốc
gia nào dù lớn hay nhỏ, dù giàu hay nghèo, dù văn minh hay
lạc hậu được quyền can thiệp vào các lĩnh vực thuộc
thẩm quyền riêng biệt của mỗi quốc gia, xuất phát từ
chủ quyền của mình.
Việc bắt giam Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tuân thủ đúng
theo quy định pháp luật Việt Nam và phù hợp với những
điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết tham gia.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét