Tiếu Lâm

Cười rồi ngẫm nghĩ

Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2015

Việt Nam tiếp tục phản đối Trung Quốc gây phức tạp tình hình trên Biển Đông


thẳng thắn bày tỏ lập trường khi trao đổi về những vấn đề tranh chấp trên Biển Đông 

- Theo báo Đà Nẵng: Sáng 1/10/2015, tại Nhà hát Trưng Vương, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP Đà Nẵng đã tổ chức tiếp xúc cử tri TP Đà Nẵng chuẩn bị cho kỳ họp thứ 10, Khóa XIII. Buổi tiếp xúc, Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn đã thông báo nội dung chuẩn bị kỳ họp và cho rằng ngoài những thành tựu đạt được về kinh tế- xã hội; kiềm chế lạm phát.... thì bên cạnh đó tình hình an ninh trật tự còn những vấn đề phức tạp.

Liên quan tới vấn đề Biển Đông, Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cho rằng, cùng với đấu tranh quyết liệt trên mặt trận ngoại giao, ở các diễn đàn quốc tế, các lực lượng của Việt Nam đã theo dõi sát các hoạt động của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Qua đó kịp thời thông tin, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan đấu tranh kiên quyết trước các hoạt động xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam, xử lý nghiêm tàu cá nước ngoài đánh bắt trái phép trong vùng biển Việt Nam, bảo đảm các hoạt động dầu khí của Việt Nam được triển khai bình thường.
Trong thời gian qua, hoạt động diễn biến của Trung Quốc trên biển Đông còn nhiều quan ngại. Mới đây nhất là Trung Quốc thông qua “Quy hoạch khu chức năng hành chính về biển trên toàn quốc trong đó bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Trung Quốc đã và đang tập trung triển khai xây dựng các công trình trên các đảo chiếm đóng tại Trường Sa như: Tiếp tục hoàn thiện đường sân bay tại bãi đá Chữ Thập với chiều dài 3.000m; xây dựng sân bay trực thăng tại một số đảo; thi công xây dựng nhà kiên cố 3-6 tầng; hoàn thiện đèn luồng và đèn hải đăng; lắp đặt các tuốc-bin điện gió trên đảo. Không chỉ vậy, Trung Quốc còn tổ chức các đợt diễn tập quân sự, tiếp tục cho các tàu hải cảnh, tàu ngư chính và tàu hộ tống đi vào gần các khu vực, các lô dầu khí của ta; giám sát, theo dõi các hoạt động của ta tại các lô này. “Trung Quốc tiếp tục các hoạt động truy đuổi, tấn công và tịch thu tài sản, ngư cụ, thậm chí đâm chìm tàu cá của ta khi đang khai thác hải sản tại Hoàng Sa"

Tại buổi tiếp xúc cử tri, một lần nữa những người đại diện cho Quốc Hội đã thẳng thắn, công khai phản đối, bày tỏ quan ngại việc Trung Quốc gây phức tạp tình hình trên Biển Đông.

 - Trước đó, Theo EW YORK— Ngày 28/9/2015 chủ tịch nước CHXHCNVN Trương Tấn Sang tuyên bố tại Hội châu Á ở New York, ít ngày sau khi Chủ tịch Trung Quốc trả lời tờ The Wall Street Journal rằng Trường Sa “thuộc về Trung Quốc từ thời xa xưa”.
ông Sang tuyên bố: Hoàng Sa và Trường Sa “thực sự thuộc về tổ quốc Việt Nam của chúng tôi”. “Người Trung Quốc, trong những lần gặp gỡ Việt Nam, cũng thường nói rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc, không gì tranh cãi. Thì người Việt Nam chúng tôi cũng nói lại rằng “Hoàng Sa và Trường Sa là của tổ tiên Việt Nam, không gì tranh cãi”.... "Vấn đề đặt ra là chúng tôi mong muốn rằng mọi tranh chấp phải được giải quyết bằng luật pháp quốc tế và con đường duy nhất dẫn đến chỗ đó thôi, chứ không thể nói mãi như thế này được. Một anh đứng ở bên đây sông thì nói là của tôi, và một anh đứng ở bên kia sông thì nói là của anh. Như tôi đã nói với các bạn vừa nãy, trong lúc quá độ, hai bên đều thống nhất 6 nguyên tắc cơ bản để chỉ đạo các vấn đề trên biển”.
Ông cho biết: “Chúng tôi hết sức chủ động bàn với Trung Quốc rằng trong khi tìm một giải pháp lâu dài, cơ bản mà hai bên có thể chấp nhận được, thì phải kiểm soát tình hình, kiểm soát hoạt động, không thể để cho xung đột xảy ra. Ý tưởng này đã dẫn tới thỏa thuận về 6 nguyên tắc cơ bản, chỉ đạo các vấn đề trên biển đã được ký cách đây mấy năm... Rất tiếc rằng trong quá trình diễn ra trên thực tế ở trên biển diễn ra không đúng như mong muốn của cả hai bên bằng thỏa thuận về 6 nguyên tắc cơ bản.
Về các nguyên tắc trên, Chủ tịch nước Việt Nam cũng cho biết là chính quyền Manila cũng quan tâm. Ông nói thêm: “Nội dung đó, khi tôi gặp các bạn Philippines, họ cũng thắc mắc và lo lắng không biết Việt Nam thỏa thuận gì với Trung Quốc. Tôi có nói rằng vấn đề song phương thì Việt Nam và Trung Quốc bàn với nhau. Còn vấn đề đa phương, chẳng hạn như Trường Sa thì liên quan tới 5-6 bên, thì rất khoát phải có hành vi liên quan để cùng với các bạn giải quyết với Trung Quốc vấn đề tranh chấp trên biển".

 - Trước đây của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc trả lời phỏng vấn các hãng truyền thông AP (Mỹ) và Reuters (Anh) về tình hình biển Đông, ngày 21/5/2014 tại Philippines khẳng định:"Việt Nam luôn nhất quán sử dụng các biện pháp hòa bình và tận dụng mọi cơ hội, mọi kênh đối thoại để giải quyết tình hình hiện nay một cách hòa bình. Chúng tôi đã hết sức chân thành, thực tâm, thiện chí và kiềm chế, nhưng câu trả lời hiện nay là Trung Quốc ngày càng gia tăng sức mạnh, các hành động uy hiếp và xâm phạm, rồi liên tục vu khống và đổ lỗi cho Việt Nam".
"Tôi muốn nhấn mạnh rằng, Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Chúng tôi luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị, nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó".
 về việc Trung Quốc đã hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép, xâm phạm nghiêm trọng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở biển Đông ông nói: “Việt Nam kêu gọi cộng đồng quốc tế, các nước, các cá nhân và tổ chức quốc tế tiếp tục lên tiếng phản đối mạnh mẽ hành vi vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc".... “Việt Nam cực lực phản đối các hành động xâm phạm này và kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia và lợi ích chính đáng của mình phù hợp với luật pháp quốc tế".

- Tại hội nghị Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri tại quận Tây Hồ, Hà Nội, ngày 1/7/2014, ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu dài về biến cố giàn khoan và câu hỏi phải làm gì với Trung Quốc. Ông Trọng nhấn mạnh quan hệ với nước láng giềng phương Bắc là "vấn đề rất lớn, quan trọng, hệ trọng và nhạy cảm". "Lần này, ta lại phải tìm cách chung sống hòa bình, hữu nghị, thân thiện nhưng phải giữ được chủ quyền quốc gia. Cái khó là ở chỗ đó". Ông Trọng kêu gọi người dân "bình tĩnh, tỉnh táo, kiên quyết và đặc biệt là kiên trì để phát huy sức mạnh tổng hợp trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ". "Đấu tranh với Trung Quốc là việc lâu dài, chúng ta làm sao phải khẳng định được chủ quyền để lấy lại Hoàng Sa". Phải "chuẩn bị mọi khả năng", kể cả chiến tranh, mặc dù "mong nó không xảy ra". “Tiếp tục đấu tranh bằng mọi biện pháp, song đấu tranh hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, kể cả đấu tranh pháp lý".

Ngoài ra, nhân buổi Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp đón Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phòng Bầu dục vào lúc 11h10 (giờ Washington, tức 22h10 giờ Hà Nội ngày 07/7/2015). Phát biểu trước báo giới sau cuộc hội đàm, ông Obama nói rằng cuộc họp là một "cơ hội tuyệt vời" để làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết ông chia sẻ quan ngại về các hoạt động không phù hợp luật pháp quốc tế của Trung Quốc tại Biển Đông. Tổng Bí thư cũng cho hay, ông vui mừng vì Obama đã nhận lời mời đến thăm Việt Nam, theo Reuters.  

Theo TTXVN, Tổng thống Obama nhấn mạnh, Mỹ hết sức coi trọng quan hệ với Việt Nam và vai trò của Việt Nam ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bày tỏ mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam trong thời gian tới vì lợi ích của hai nước và của khu vực...

Là người dân Việt Nam. Chúng tôi ủng hộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam về những quyết sách, giải quyết vấn đề tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp ngoại giao, phương pháp hòa bình và đặc biệt là trên nguyên tắc Luật Pháp quốc tế trong đó Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) và tuyên bố về ửng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Cực lực phản đối các hoạt động bồi đắp, cải tạo, xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc thời gian qua gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống, hoạt động đánh bắt, khai thác thủy, hải sản bình thường của ngư dân Việt Nam cũng như sẵn sang hy sinh với quyết tâm bảo vệ Biển đảo, chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam.






1 nhận xét:

Nặc danh nói...

Mọi người dân Việt Nam mong muốn lãnh đạo ngày càng thể hiện bản lĩnh đáu tranh với bọn Trung Quốc. Càng nhịn nhường chúng càng lẫn tới.
Cần thiết quyết một phen sống chế. Nếu nó đánh nhau với mình thì nó thiệt hại, nó nghèo và Trung Quốc sẽ bịnh Nhật, Mỹ, hay Liên Xô bóp chết sau đó ngay.... đánh luôn

Thường Tín