Trong phiên thảo luận về dự án Bộ luật hình sự (sửa đổi) chiều ngày
14/10, ông Nguyễn Sơn – Phó Chánh án TAND Tối cao đã đề nghị, ở mỗi
phiên tòa nên có hai kiểm sát viên, thay vì chỉ có một như hiện nay.
Ông Sơn nói: “Chúng tôi đề nghị kiểm sát công tố là một người, còn
kiểm sát hoạt động xét xử là một người khác để đảm bảo tính khách quan.
Người kiểm sát này chỉ nghe và xem hoạt động tại phiên tòa có khách
quan hay không? Người này có quyền đề nghị với Viện trưởng Viện kiểm sát
cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện Kiểm cấp trên kháng nghị bản án sơ
thẩm”.
Ông Sơn cũng nói thẳng rằng, việc trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung
là quyền của Thẩm phán tại phiên tòa chứ không thể chờ Viện kiểm sát có
văn bản đề nghị, vì như vậy rất dễ dẫn tới lạm quyền.
Nghe những phát biểu tâm huyết của ông Nguyễn Sơn, ngẫm về vụ việc mà bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết đang bị tạm giam hơn 650 ngày tại TP. Hồ Chí Minh mới thấy thật thấm thía cho những ai chẳng may dính vào vòng lao lý.
Điều bi hài là bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết bị bắt tạm giam về tội “lừa
đảo chiếm đoạt tài sản”, nhưng bà Tuyết không làm giả chữ ký, con dấu.
Ngay giám định độc lập của Công an TP.Hồ Chí Minh và Viện Khoa học kỹ
thuật hình sự (Bộ Công an) cũng đã chỉ ra những chữ ký ấy là thật.
Vậy thì căn cứ vào đâu để ông Dương Ngọc Hải – Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân TP. Hồ Chí Minh ký lệnh bắt tạm giam bà Tuyết?
dù gia đình bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết rất nhiều lần đề nghị, nhưng
không được xem xét cho bảo lãnh. Sự lạm quyền, coi thường luật pháp
trắng trợn của ông Dương Ngọc Hải và bà Hà Thị Bích Thu đã gây ra bức
xúc lớn đối với gia đình bà Tuyết và dư luận trong nhiều tháng qua.
Cực chẳng đã, chị của bà Tuyết là bà Nguyễn Thị Bạch Yến đã phải gửi đơn tố cáo các hành vi sai trái của ông Phó Viện trưởng Dương Ngọc Hải và bà Kiểm sát viên Hà Thị Bích Thu tới Thành ủy TP. Hồ Chí Minh, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và Bộ Công an.
Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Goc-nhin/Kiem-sat-vien-tac-oai-tac-quai-dan-se-tram-duong-co-cuc-post162547.gd
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét