Ý kiến cá nhân về “Đề nghị công nhận liệt sĩ cho 2 'hiệp sĩ' bị kẻ trộm xe SH đâm chết.
Chiều
17/5, Sở Lao Lao động - Thương binh & Xã hội TP.HCM đã
có tờ trình UBND TP.HCM, đề xuất công nhận liệt sĩ đối
với 2 “hiệp sĩ” Nguyễn Văn Thôi và Nguyễn Hoàng Nam
đâm chết khi tham gia ngăn chặn băng trộm xe SH trên đường
Cách Mạng Tháng Tám (quận 3, TP.HCM) tối 13/5.
Đại
diện Văn phòng UBND TP.HCM cho biết đã nhận được tờ
trình từ Sở Lao động - Thương binh & Xã hội. Trong
tuần này UBND TP.HCM sẽ gửi hồ sơ lên Bộ Lao động -
Thương binh & Xã hội xem xét; trình Thủ tướng cấp
bằng “Tổ quốc ghi công” cho 2 trường hợp này.
Theo
Sở Lao động - Thương binh & Xã hội TP.HCM, căn cứ
quy định hiện hành, trường hợp chết của 2 "hiệp
sĩ" đường phố như trên thuộc trường hợp được
xem xét công nhận liệt sĩ theo điểm d khoản 1 điều 17
Nghị định 31/2013 của Chính phủ “d: Trực tiếp tham
gia đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi nguy
hiểm cho xã hội thuộc các tội được quy định trong Bộ
luật Hình sự. Ngoài ra, để ghi nhận hành động dũng
cảm của 2 "hiệp sĩ" đã xả thân bảo vệ tài
sản của người dân, đơn vị còn trình UBND TP.HCM xem xét
có văn bản đề nghị Bộ trình Thủ tướng cấp bằng
Tổ quốc ghi công cho hai trường hợp này.
Trước
đó, ngày 15/5, trao đổi với phóng viên Zing.vn,
ông
Nguyễn Duy Kiên, Phó cục trưởng Cục Người có công (Bộ
Lao động Thương binh và Xã hội), bày tỏ sự đồng ý
với quan điểm nên tôn vinh và truy tặng danh hiệu liệt
sĩ cho 2 "hiệp sĩ" tử vong khi bắt cướp ở
TP.HCM.
Bản
chất “Nghị
định 31/2013/NĐ-CP ngày 9-4-2013 Quy định chi tiết, hướng
dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh “ưu đãi
người có công với cách mạng”. Nghị
định này hướng dẫn về điều kiện xác nhận, chế độ
ưu đãi đối với người có công và thân nhân theo quy
định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách
mạng; việc xử lý vi phạm; trách nhiệm của các cơ quan
quản lý nhà nước trong việc thực hiện Pháp lệnh.
Khái
niệm Liệt sĩ: Liệt sĩ là Người đã hy sinh vì nước
vì dân trong khi làm nhiệm vụ. (Từ điển Tiếng Việt ,
KHXHVN, 1992).
#
Trong khái
niệm trên và xét bản chất Nghị
định 31 này,
phải chăng mọi người phải hiểu là “người này thuộc
lực lượng vũ trang; người thuộc biên chế nhà nước”
và hy sinh (chết) trong
khi đang làm
nhiệm vụ, người
dân hy sinh dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy
hiểm phục vụ quốc phòng và an ninh, Dũng
cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân
dân...” .
Thí dụ: giáo viên
đang trên trường dạy học, phát hiện nhà dân chay, có
nhiều người đang nguy hiểm trong đám cháy, giáo viên
nhảy vào cứu được nhiều
người khỏi
đám cháy và dù kiệt sức nhưng cố gắng cứu những
người còn lại kết
quả bị chết
ngạt do đuối sức”, trường hợp này có thể phong Liệt
sỹ.
-
xét về "hiệp sĩ" tử vong khi bắt cướp ở
TP.HCM vào tối
13/5, phát hiện nhóm trộm xe SH trên đường Cách Mạng
Tháng Tám (phường 10, quận 3, TP.HCM), gần chục "hiệp
sĩ" truy bắt chúng, bị
bọn trộm chống trả, 2 bị tử vong, 3 người bị thương,
nhưng hiếp sỹ trên
được người dân mên mộ, thương cảm. Phải
thừa nhận họ là
những người có “máu” trấn áp tội phạm trộm cướp,
có tí khí tiết iêng hùng, có chút “ngang tàng” “bao
đồng”… Mạng người
là quý giá và quan trọng, 2 “hiệp sỹ” bị tử vong
khiến chúng ta cũng thấy xót xa bởi xã hội chưa bình
yên, còn nhiều tội phạm. Thực
tế, “hiệp sỹ” này bị tử vong
do chủ
quan, mất cảnh giác, do tội phạm manh động, liều lĩnh
và một phần là lỗi
của chủ tài sản, nếu chủ chiếc xe SH trên khóa cẩn
thận, chủ cửa hàng trên đường CMT8 bố
trí có người trông coi xe thì đâu có cơ hội cho băng
trộm kia ra tay. Mặt
khác, những hiệp sỹ
kia còn quá chủ quan khinh địch trong bắt bọn trộm cướp…
cả bọn buôn bán ma
túy còn manh động,
liều lĩnh chống trả
hơn để
thoát thân, án ma túy
nặng hơn trộm cướp nhiều. Do
đó, có nhiều chuyên
gia khuyên, khi phát
hiện bọn trộm cướp không
nhất thiết là bằng mọi giá bắt ngay tức thì mà
phải biết tính toán, lừa thời cơ, để vừa khống chế
được tội phạm, vừa bảo vệ bản thân mình, bảo vệ
cả người dân xung quanh...
Một
vấn đề khác là trên thực tế,
những
“hiệp sỹ” này là tự phát, không được tổ chức
nhà nước công nhận, không được cơ quan, chính quyền
phân công nhiệm vụ bắt trộm,
cướp; và mặt trái, có thể không ít người trong số họ
là những người sẵn sàng dùng vũ lực, bất chấp pháp
luật, đánh người gây thương tích; không ít người là
thành phần “ngang tàng” làm
theo sở thích cá nhân.
Bản
thân
tôi cũng muốn chính quyên có một cái gì đó bù đắp
cho những người “hiệp sỹ’ bị chết trên, chẳng
hạn như
phong
tặng danh hiệu “Người dũng cảm”,
bù
đắp vật chất, tạo điều kiện cho vợ con có công ăn
việc làm, nhằm an ủi vong linh hiệp sỹ. Qua
đó, tuyên truyền, hướng dân người dân
nâng cao tính cảnh giác, bảo vệ tài sản, đấu tranh với
tội phạm. Nhưng nếu cứ “hiệp sỹ” bị tử vong
trong
bắt trộm cướp mà
phong danh hiệu “Liệt sỹ” và cấp
bằng
“Tổ quốc ghi công” thì sẽ không ổn. vì
nếu như thế thì sợ rằng, thời gian liệt sỹ sẽ nhan
nhản và tổ quốc nghi công mỏi tay
Mong
các thầy trong Sở Lao Lao động - Thương binh & Xã hội
TP.HCM xem xét lại và có những chế độ, đãi ngộ hợp
lý đối với gia đình các “hiệp sỹ” bị tử vong và
bị thương. Có nên
hay không việc phong tặng “liệt
sỹ” và bằng
“Tổ quốc ghi công” hay
cần nghiên cứu kỹ để
danh hiệu “liệt sỹ” và bằng
“Tổ quốc ghi công” phải được ghi mãi sự linh thiêng
và cao cả đúng nghĩa.
Mong
mọi người có ý kiến
thêm.
Thanh
Thủy
3 nhận xét:
đưa mấy ta trưởng nhóm XÃ HỘI DÂN SỰ ra đường bắt cướp đi. Chúng hăng hai chửi chính quyền vô tích sự, hay biểu tình, cho chúng ban đêm ra đường biết liên.
lão nông
Hay hay:
Nhưng nếu cứ “hiệp sỹ” bị tử vong trong bắt trộm cướp mà phong danh hiệu “Liệt sỹ” và cấp bằng “Tổ quốc ghi công” thì sẽ không ổn. vì nếu như thế thì sợ rằng, thời gian liệt sỹ sẽ nhan nhản và tổ quốc nghi công mỏi tay
Bảy Ngang.
đồng ý với Sở Lao Lao động - Thương binh & Xã hội TP.HCM đề xuất công nhận liệt sĩ đối với 2 “hiệp sĩ” Nguyễn Văn Thôi và Nguyễn Hoàng Nam đâm chết khi tham gia ngăn chặn băng trộm xe SH trên đường Cách Mạng Tháng Tám (quận 3, TP.HCM) tối 13/5.
Bắt thằng chủ xe SH bỏ tù vì gián tiếp gây ra chết người cho 2 hiệp sỹ
Hoàng Long
Đăng nhận xét