Tiếu Lâm

Cười rồi ngẫm nghĩ

Chủ Nhật, 6 tháng 5, 2018

Linh mục Lê Ngọc Thanh: Ngoa ngôn gây chia rẽ Tôn Giáo với chính quyền.




Linh mục là gì, là ai: Linh mục là một chức phẩm của Giáo hội Công giáo Rôma, là giáo sĩ có quyền thực hiện các lễ nghi tôn giáo trực tiếp cho giáo dân. Chức linh mục là chức phẩm cơ bản để được tấn phong lên chức cao hơn là Giám mục. Chức linh mục gồm hai loại: linh mục triều là các linh mục có giáo tịch tại một giáo phận nào đó dưới quyền một Giám mục (hoặc giám chức), linh mục dòng là các linh mục thành viên của một dòng tu Công giáo, dưới quyền một vị bề trên. Tùy theo sử bổ nhiệm của Giám mục hoặc bề trên mà các linh mục có thể đảm nhận các nhiệm vụ như: quản trị một giáo xứ, làm việc cho các cơ quan của giáo hội hoặc đi truyền giáo. 

Tại Việt, ban đầu các linh mục được gọi là thầy, thầy cả, cũng có nơi dùng những danh xưng như: sacêđotê (gốc Tây Ban Nha: sacerdote), phatêrê (gốc Latin: frater), cụ, ông cụ, (cụ chính, cụ tuỳ), pe (gốc Pháp: père), cố, cố đạo, đạo trưởng, thầy đạc đức. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX bắt đầu xuất hiện danh xưng “cha” dịch từ chữ père, đồng thời xuất hiện từ “linh mục” dịch từ chữ prêtre bên tiếng Pháp và sau này cũng dùng để dịch hai từ sacerdos và presbyter trong tiếng Latin. Nhưng thực ra hai thuật từ Latin này không hoàn toàn đồng nghĩa.
Nghĩa của danh từ linh mục

Linh mục là người chăn dắt các linh hồn, người coi sóc việc thiêng liêng hay chăm sóc phần hồn.

Nếu linh mục là người chăn dắt, là mục tử... thì La ngữ gọi là “pastor” và Hy Lạp gọi là “poimēn”, “The New Testament Greek Lexicon” định nghĩa như sau: (1) Người chăm sóc thú vật, đặc biệt là người chăn chiên; (1a) Nghĩa bóng: Người mà sự chăm sóc và kiểm soát của người ấy khiến cho những người khác đầu phục, và tuân theo các lời giảng dạy. (2) Nghĩa ẩn dụ: (2a) Người chủ tịch, quản lý, giám đốc của bất kỳ một cộng đoàn nào: dùng chỉ Đức Kitô, Đầu của Hội Thánh, (2a1) dùng chỉ những người coi sóc các cộng đoàn Kitô giáo; (2a2) dùng chỉ các vị vua hoặc hoàng tử.

Nhiệm vụ của một người chăn cừu ở Cận Đông là: (1) Canh giữ đàn cừu không để kẻ thù hãm hại; (2) Bảo vệ đàn cừu khỏi những kẻ thù tấn công; (3) Tìm kiếm và giải cứu những cừu lạc mất hay bị nạn;(4) Chữa lành những con cừu bị thương hay bị bệnh; (5)Yêu thương, chia sẻ cuộc sống với đàn cừu và như vậy người ấy được đàn cừu tin tưởng.

Linh mục trong tiếng Hoa gọi là tư đạc [2](司 鐸). Thuật từ này có nguồn gốc từ sách “Luận Ngữ”: “Thiên tương dĩ phu tử vị mộc đạc [3]” (Trời sẽ dùng Khổng Tử như cái chuông lắc, hàm ý cảnh tỉnh người đời bằng lời dạy và đời sống đạo đức) (Luận Ngữ, Bát Dật Đệ Tam). Tư là quản lý, đạc là cái chuông lắc. Tư đạc là người quản lý cái chuông lắc, nghĩa là cảnh tỉnh người ta. Từ này cũng mang ý nghĩa mục vụ hơn là phụng vụ. Trong Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma có phân biệt rõ giữa sacerdos và presbyter mà bản dịch tiếng Việt xuất bản năm 1992 đều dịch là linh mục, thiết nghĩ dịch như vậy không chính xác. Vì sacerdos cử hành thánh lễ có thể là giám mục hay linh mục, vì thế nên dịch sacerdos là vị tư tế và presbyter là linh mục.

Do đó: Linh mục vừa là thầy cả (người dâng hy tế thập giá, vị trung gian giữa Thiên Chúa và con người) vừa là đạo trưởng (người có thế giá hay thẩm quyền nào đó trong một cộng đoàn, người lãnh đạo cộng đoàn) [4]. Thuật từ “linh mục” sát nghĩa với từ Latin “pastor” (vị mục tử) và phần nào hàm nghĩa “presbyteros” (trưởng lão, người lãnh đạo cộng đoàn) là những từ thiên về ý nghĩa quản trị - mục vụ hơn là “sacerdos” (tư tế) là từ thiên về ý nghĩa cứu chuộc - phụng vụ.
Không biết linh mục Lê Ngọc Thanh thuộc Dòng chúa  Cứu Thế 39 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh có hiểu rõ chức năng phụng vụ của mình không. Chắc là có hiểu nhưng với bản chất chống phá nhà nước Việt Nam, đi ngược lại với châm ngôn “Tốt đạo- Đẹp đời” nên đã rẽ sang hướng phá hoại, xuyên tạc chủ trương cính sách của đảng, Nhà nước Việt Nam, kích động gây chia rẽ giữa người theo đạo Thiên chúa giáo với chính quyền, chia rẽ người theo đạo Thiên húa với người không theo đạo và người có tín ngưỡng khác.

Linh mục Lê Ngọc Thanh: Ngoa ngôn gây chia rẽ Tôn Giáo với chính quyền. 

Để xuyên tạc tình hình Việt Nam, nhân dư luận việc Nhà thờ Thủ Thiêm, Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm có thể bị giải tỏa, từ “Dư luận truyền tải vào ngày 1 tháng 5, về Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu các đơn vị liên quan có phương án di dời những cơ sở tôn giáo tại khu đô thị mới Thủ Thiêm, trong đó có Nhà thờ Thủ Thiêm, Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm và thu hồi đất của Trường tiểu học Thủ Thiêm, để bàn giao cho nhà đầu tư thi công tuyến đường ven sông và công viên bờ sông đúng tiến độ”. Trước đó, ông Nguyễn Thiện Nhân- Bí thư TP Hồ Chí Minh đã gặp, làm việc và thương lượng chuyển đất để xây dựng Nhà thờ Thủ Thiêm, Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm và Trường tiểu học Thủ Thiêm ở Quận 2 rộng hơn, đẹp hơn...” Lê Ngọc Thanh đã tìm mọi cách xuyên tạc, cho rằng chính quyền “cướp đất” tôn giáo và trả lời Hòa Ái, phóng viên RFA đưa ra luận điệu gây dư luận xấu, cho rằng: “Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đang dùng truyền thông để dọn đường dư luận cho ý đồ giải tỏa Nhà thờ Thủ Thiêm, Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm của họ. Linh mục Lê Ngọc Thanh còn nhấn mạnh truyền thông liên tục đăng tin đồn thổi về Hội thánh Đức Chúa Trời trong thời gian qua cũng nhằm chủ ý này: Họ (chính quyền) cố tình thổi Hội thánh Đức Chúa Trời, lúc thì gọi như vậy lúc thì gọi là Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ, để cho người ta thấy tôn giáo nói chung và theo tinh thần Ki-tô giáo như Công giáo nói riêng là xấu, bậy bạ khiến cho những người không có tôn giáo ở Việt Nam tin theo và dẫn đến chính quyền quyết định giải tỏa nhà thờ Thủ Thiêm, Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm được dân chúng ủng hộ bởi vì đó là một thứ đạo tào lao”.

Thực chất nhà thờ Thủ Thiêm và Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm có nằm trong phạm vi giải tỏa hay không, có theo quy hoạch của thành phố Hồ Chí Minh đến giờ phút này TPHCM đang kiểm tra rà soát theo đúng bản đồ quy hoạch. Nếu nằm trong quy hoạch thì phải giải tỏa hoặc kiến nghị TpHCM điều chỉnh quy hoạch, để bảo vệ cho giáo dân tại giáo xứ Thủ Thiêm, chính quyền luôn tôn trọng và tạo điều kiện cho người dân tự do tín ngưỡng. Nếu nằm ngoài quy hoạch thì phải để lại, tạo điều kiện cho nhu cầu tín ngưỡng của người dân,đó là trách nhiệm cả chính quyền, mọi việc sẽ được sáng tỏ. Không phải cầmđèn chạy trướcô tô, phá rối như Lê Ngọc Thanh.

Kết luận, Lê Ngọc Thanh như một bà bán chợ trời, những ngoa ngôn của linh mục Lê Ngọc Thanh bộc lộ bản chất xấu xa, nham hiểm, kích động nhân dân chống chính quyền, xuyên tạc đường lối, chính sách của nhà nước Việt Nam về tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo, trái ngược với cức năng phụng vụ của linh mục. Những hành vi kích động, ngoa ngôn của linh mục Thanh cần phải lên án, để ton giáo hoạt đọng thuần túy và người dân được sống đúng bản chất Tốt đời đẹp đạo.

Maria Thúy Nguyễn 

Không có nhận xét nào: