Tiếu Lâm

Cười rồi ngẫm nghĩ

Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2015

Tạ Trí Hải - thứ “công cụ”, “đồ chơi” cho nhóm No-U, Việt Tân


          Tạ Trí Hải - thứ “công cụ”, “đồ chơi” cho nhóm No-U, Việt Tân

Tạ Trí Hải, sinh năm 1940 trong một gia đình tiểu thương trên phố Hàng Đường tại Hà Nội. Ngay từ hồi nhỏ, ông đã được cha mẹ cho học đàn, học hát ở trường Nguyễn Trãi. Ông từng là bộ đội giải phóng quân, mang cả một thời trai trẻ, nhiệt huyết với lý tưởng cách mạng của lớp thanh niên ra chiến trường giết giặc, giải phóng dân tộc “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào, đưa Bắc-Nam sum họp một nhà” và góp phần thống nhất nước nhà. Đến năm 1977 một thân một mình vào miền Nam, ngày ngày ông ôm cây đàn Vĩ cầm (violon) ra Công viên 30/4  (đường Hàn Thuyên, bên hông nhà thờ Đức Bà, quận 1, Tp HCM) kiếm sống, đến nay tài sản, công cụ làm ăn lớn nhất là cây đàn Violon. Với máu văn nghệ sỹ, ông say sưa với những khúc nhạc cách mạng và tỏ nỗi niềm của một người con tha hương như Hà Nội niềm tin và hy vọng, Hướng về Hà Nội, Người Hà Nội, Hà Nội đêm trở gió, Hà Nội mùa vắng những cơn mưa, Nhớ mùa thu Hà Nội.. cũng có lúc ngẫu hứng như “Trống Cơm”, “Dậy mà đi”....


Năm 2014 cuộc sống vất vả, ông trở ra Hà Nội sinh sống và ở nhờ trong một gian phòng của một người bạn. Đồng thời, từ ngày được tiếp cận với những thành viên của các hội nhóm xã hội dân sự No-U và phía sau là Việt Tân. Từ đó, ông đã được hậu thuẫn cho khoản kinh tế và chi phí cuộc sống, vừa tham gia phong trào dân chủ, vừa có tiền. Đồng tiền đã chuyển hướng Tạ Trí Hải từ một “cựu binh yêu nước sang cựu binh nói xấu đảng, xuyên tạc chính quyền”. Nhiều người đã thất vọng than rằng “Còn đâu nữa một nghệ sỹ Tạ Trí Hải thầm lặng mỗi ngày với tình yêu Hà Nội được thể hiện qua những cung bậc âm thanh, một người lính cụ Hồ, sục sôi ý chí, cắt máu viết huyết thư xin đi chiến đấu giành lại độc lập cho đất nước, từng công tác tại Sư đoàn 338 có nhiệm vụ bảo vệ Thủ Đô... đã chiến đấu và hy sinh để đất nước được hưởng hòa bình, độc lập khi đất nước im tiếng súng, ông trở về với cây đàn để tô điểm cho cuộc đời thêm đẹp”. 
Nhưng, ông nay đã bất mãn với chế độ vì cho rằng sự đãi ngộ của nhà nước về vật chất, chức vụ với ông không thỏa đáng, không được trọng dụng vào con đường âm nhạc...
Từ những bất mãn thành kiến, đồng thời “cảm ơn bọn Tàu” đã làm nổi sóng Biển Đông, cảm ơn các tổ chức phản động lưu vong cung cấp tiền vào trong nước... Tuổi già như ông, sống cô đơn 1 mình thì lúc này “không sợ bị bắt hay mất danh dự, mà chỉ sợ không có tiền”... Đây là “cơ hội” mới cho kiếm tiền, thu nhập và được nổi tiếng như một nhà vận động dân chủ. Ông nghệ sỹ Tạ Trí Hải trở thành nhóm No-U của Việt Tân và có lương hẳn hoi. Ông được giao nhiệm vụ thường xuyên đi đầu các cuộc biểu tình “núp giới danh nghĩa” phản đối Trung Quốc, bảo vệ cây xanh Hà Nội và các cuộc tụ tập ”đòi công lý” của người dân oan tại Hà Nội. Tạ Trí Hải trở thành người đàn hát những bài “phản cách mạng, thậm chí có những bài hát xúc phạm chủ tịch Hồ Chí Minh”, cùng hội cùng thuyền với tên Nguyễn Lân Thắng mất dạy khi luôn có những lời nói, hành vi xúc phạm, phỉ nhổ lên công lao tìm đường giải phóng đất nước của chủ tịch Hồ Chí Minh. Nguyễn Lân Thắng đã mất dạy khi so sánh vị lãnh tụ Hồ Chí Minh với tên tội phạm trộm cắp tài sản Đỗ Đăng Dư?. Không biết ông Tương Lai nghĩ gì về điều này, khi thần tượng Hồ Chí Minh của ông và nhóm 61, nhóm 42, nhóm viên SENA bị Nguyễn Lân Thắng so sánh không bằng tên nhóc con can tội trộm cắp!. 
Để kích cầu cho hoạt động chống chính quyền Việt Nam. Theo kịch bản của nhóm No-U và Việt Tân, tìm mọi cách vu cáo công an đánh dân, xuyên tạc tình hình mất an ninh trật tự của đất nước Việt Nam, làm mất uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Chúng tiếp tục vận động cho chiến dịch xuống đường từ ngày 04,05,06/11 phản đối TBT, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm Việt Nam và chúng tạo ra một số kẻ lợi dụng sự kiện trên để gây rối bị bắt giữ, cảnh cáo, phạt tiền. Tiếp đến là vận động theo kiểu tự do bầu cử, tự do đa đảng như Myanmar và thành công như bà  Aung San Suu Kyi... kết quả cuối cùng hòng là lật đổ nhà nước Việt Nam theo kiểu cách mạng đường phố. 
Nhóm No-U và Việt Tân đã dựng nên kịch bản “Vinh danh Tạ Trí Hải”. Chúng đã cho nhóm thành viên của mình giải danh côn đồ vào lúc 22h00 ngày 11/11/2015 đến gây gỗ, đập phá công cụ hành nghề của nghệ sĩ violon Tạ Trí Hải khi đang chơi đàn ở khu vưc hồ Gươm đối diện ngân hàng ANZ. Chúng đập đàn, giật loa, cướp amply và tất cả đồ đạc vứt xuống hồ Gươm. Sau đó, nhóm người trên tẩu thoát ông Hải mới nhờ người gọi công an trình báo sự việc và viết tường trình tán phát trên mạng nhằm lên án chính quyền để côn đồ lộng hành. Phải thừa nhận, kích kịch của nhóm No-U, Việt Tân soạn ra cho ông Tạ Trí Hải thật tuyệt, nhất tiễn song điêu.. Một kịch bản vừa có tiền cho ông Tạ Trí Hải dưỡng già, vừa thể hiện tinh thần yêu dân chủ, giúp đỡ người hoạn nạn của nhóm No-U, Nhóm xã hội dân sự và hảo tâm của các tổ chức phản động ở Hải ngoại và đặc biệt là “lên án” được chính quyền Hà Nội, công an, côn đồ Hà Nội và làm xấu hình ảnh Thủ đô văn hiến.
Tuy nhiên, không có gì qua khỏi con mắt của thế gian. Sau khi đánh giá, phát hiện sự việc, nhiều người đánh giá Tạ Trí Hải cũng chỉ là một lão già vì tiền, sẵn sàng bán đứng lý tưởng, bán hình ảnh cao đẹp của nghệ sỹ đường phố, làm một thứ “công cụ”, thứ “đồ chơi” cho nhóm No-U, Việt Tân.




Huỳnh Thăng

2 nhận xét:

Nặc danh nói...

Thằng này già nhưng dê lắm đó.

Nặc danh nói...

Bọn nó dùng cụ Trí Hải làm diễn viên. Đập một cây đàn với ba thứ dụng cụ linh tinh kia ăn nhằm dì, làm tý bong gân ngón tay cũng chả nghĩa lý gì. Chúng nó gây được tiếng vang, vu không chính quyền cộng sản Hà Nội mới là cao thủ.