Tiếu Lâm

Cười rồi ngẫm nghĩ

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012

Lê Thăng Long và Phong trào “Con đường Việt Nam”


 
Lê Thăng Long (Minh Long), sinh 1967; từng giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Công ty INNOTECH. Lê Thăng Long sinh ra trong gia đình “cộng sản nòi”, được Cha, Mẹ là cán bộ hưu trí, đảng viên ĐCS cho ăn học thành tài dưới môi trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Long có vợ trẻ là tiến sĩ- giảng viên Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội. Có 2 con 9 tuổi và 6 tuổi sống tại Tập thể Đại học Bách Khoa, Hai Bà Trưng, Hà Nội.


Từ những năm 2005, trong thời điểm kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động phức tạp, kinh tế thế giới và Việt Nam trong gia đoạn khủng hoảng. Có rất nhiều người nghĩ rằng Việt Nam sẽ sụp đổ và chính vì điều này các đảng, tổ chưc đua nhau ra đời “trăm hoa đua nở”. Tất cả đều muốn sớm có tên trên trường chính trị và dành một vị thế khi chế độ cọng sản Việt Nam sụp đổ hoặc phải thay đổi theo xu thế của thế giới. Các tổ chức đua nhau ra đời như “Phong trào 8406” ra đời ngày 08/4/2006, “Liên minh dân chủ, nhân quyền Việt Nam” (nay còn cái vỏ, không hồn), “Đảng dân chủ thế kỷ 21” ra đời ngày 01/6/2006 (đã quy tiên theo cụ Hoàng Minh Chính), “Đảng Thăng Tiến” ra đời ngày 08/9/2006 (bị khai tử sau 04 tháng), Đảng Dân chủ nhân dân (vừa manh nha đã chết)…. “Đảng dân chủ nhân dân hành động cách mạng” ra đời tháng 1/2006, “Công đoàn độc lập Việt Nam” ra đời ngày 20/10/2006; “Uỷ ban nhân quyền Việt Nam” ra đời ngày 10/12/2006; “Nhóm yêu nước và phát huy dân chủ” ra đời ngày 9/11/2006, “Liên đảng Lạc Hồng”, “Liên Đảng Việt Nam”… tất cả đều “bị chết hoặc tự chết chưa qua hết năm 2007”.


Trong xu thế chung, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, Lê Công Định, Trần Anh Kim, Nguyễn Tiến Trung không nằm ngoài “vòng xoáy” chính trị đó. Được sự tác động, hậu thuẫn, bàn bạc của bác sỹ Nguyễn Sỹ Bình (Đảng nhân dân hành động ở Mỹ) đã đưa những “hạt giống đỏ” trên lại cùng với nhau và để tìm mọi phương pháp tập hợp lực lượng, dự kiến cho ra đời các “Câu lạc bộ” và dẫn tới cho ra đời các đảng “Đảng dân chủ, Đảng xã hội, Đảng nhân dân…” để thu hút quần chúng và tiến tới lật đổ chính đảng CSVN, hợp tác với các đảng, tổ chức Hải ngoại nắm quyền lãnh đạo đất nước Việt Nam. Với trình độ và kinh tế khá giả, Lê Thăng Long không bằng lòng với tực tại mà ảo tưởng nghĩ mình là nhân tài và có khả năng lãnh đạo đất nước. Từ những năm 2005, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Lê Thăng Long đã bàn bạc thành lập các tổ chức mang danh “Câu lạc bộ” chấn hưng nước Việt để tập hợp lực lượng, hình thành các đảng đối lập như Đảng Xã hội, Đảng Dân chủ, Đảng Lao động. Lê Thăng Long được giao nhiệm vụ tiếp cận, tác động, lôi kéo nhân sỹ, trí thức, doanh nhân và tác động làm cho nhiều người tin rằng thời điểm thay đổi chế độ cộng sản sắp đến gần và sẽ được làm lãnh đạo đất nước tương lai. Đồng thời, Thức, Long, Định đã liên hệ và tìm sự hậu thuẫn của một số chính khách Mỹ, số tổ chức hải ngoại như Đảng Việt Tân, Đảng nhân dân hành động, tổ chức Phục hưng Việt Nam.… 

Từ tháng 6/2009, cơ quan Công an Việt Nam đã phát hiện, bắt giam Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Lê Thăng Long, Nguyễn Tiến Trung với tội danh “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (Điều 79 BLHS nước CHXHCNVN) của Bộ luật hình sự. Trong quá trình xét xử Lê Thăng Long đã thành khẩn khai báo, thừa nhận vi phạm pháp luật, viết đơn xin được khoan hồng, xin miễn giảm trách nhiệm hình sự. Ngày 20/1/2010, Tòa án Nhân dân TPHCM đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm các bị cáo Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Lê Thăng Long, Nguyễn Tiến Trung và tuyên án: Trần Huỳnh Duy Thức mức án cao ngất 16 năm tù, Nguyễn Tiến Trung 7 năm tù, Lê Công Định 5 năm tù, Lê Thăng Long 05 năm tù và 03 năm quản chế. Ngày 11/5/2010, Tòa phúc thẩm Tòa án Nhân dân Tối cao TPHCM tuyên giảm án cho duy nhất Lê Thăng Long từ 5 năm tù xuống còn 03 năm 06 tháng tù và 03 năm quản chế vì gia đình “cọng sản nòi” có công lớn, Long ăn năn hối cải, khai báo thành khẩn, có đơn xin giảm án. 


Tháng 6/2012 vừa qua, Lê Thăng Long vừa ra trại (được giảm 06 tháng so với bản án) đã đứng ra đòi “đại diện” những người trong tù kêu gọi ủng hộ Phong trào “con đường Việt Nam”. Trước đây, Long kêu gọi thành CLB chấn hưng nước Việt chống tham nhũng; CLB công an chấn hưng nước Việt; CLB quân nhân chấn hưng nước Việt; CLB nhà báo chấn hưng nước Việt; CLB người cao tuổi chấn hưng nước Việt; CLB luật sư chấn hưng nước Việt; CLB nhạc sỹ chấn hưng nước Việt; CLB doanh nhân chấn hưng nước Việt…, nhưng không thiết thực và ngôn từ khó hiểu không đi vào đông đảo quần chúng... Lần này, Lê Thăng Long viết thư mời, công bố danh sách một số nhân sỹ trí thức trong và ngoài nước tham gia phong trào lên mạng, nhưng tiếc thay có nhiều trí thức chưa được sự đồng ý nên đã gây bất bình, họ cảm thấy bị xem thường. Điều khó hiểu nữa là việc vừa ra trại giam đã làm những việc “động trời” và đòi “đại diện” cho những thành viên “đang ở trong tù” thì quả là khó tin và có nhiều người cho rằng Lê Thăng Long có não trạng không bình thường.


Thiết nghĩ, trong hoạt động chính trị, cái quan trong nhất là “tảng băng chìm” và khi có điều kiện sẽ phá vỡ cả con tàu đồ sộ, hay sự bứt phá ngoạn mục bí mật khi có điều kiện, thời cơ mới thay đổi chế độ. Việc Lê Thăng Long không có tý gì gọi là bí mật, không đưa ra được những thông số để đông đảo các tầng lớp người dân Việt Nam trong và ngoài nước ủng hộ, làm cho họ thấy được sự tụt hậu về kinh tế, thấy được quyền lợi thiết thực của họ cũng như nguy cơ của đất nước trước sự xâm lẫn, thôn tính của ngoại bang, chưa kêu gọi được tính nhiệt huyết, lòng yêu nước, ủng hộ của người dân. Đường lối hoạt động không rõ ràng như kiểu ném cát bụi tre… khiến người dân đọc qua chỉ để đọc, không đọng lại sự quan tâm, hay chút gì đó suy ngẫm… Nhìn chung phong trào này không khả thi, khó ai có thể tin được sự “công khai” tức thì sau khi ra trại của “tù nhân chính trị” từng xin “nhận tội, xin khoan hồng” trước tòa và được “giảm án” ra tù “trước thời hạn” 06 tháng. Phải chăng đây cũng là một chiến thuật của Công an Việt Nam tiếp tục cho Lê Thăng Long hô hào và khuấy động những “con cá” đang bí mật, chưa giám công khai bị chích vào và nổi lên cho họ dùng lưới vớt “nốt” cho vào “kho đông lạnh”. Vậy có ai “tự tin” tham gia phong trào này không?, nói hơi quá lời, chắc trước mắt chỉ là tay chân của công an.


Thay lời kết bằng ý kiến của nhà dân chủ, tiến sỹ Hà Sỹ Phu trong bài viết “Ngây thơ và Cạm bẫy” nói về Phong trào “Con đường Việt Nam”: ”Ra đời một cuộc vận động chính trị lớn, kèm theo đó là một tổ chức chính trị lớn, nằm ngoài tay của Đảng Cộng sản là một việc động trời. Người ta chỉ tham gia khi có sự tin cậy được hợp thành bởi 4 yếu tố:
1 – Nội dung phong trào (thể hiện ở một bản thông cáo hay tuyên ngôn) phải hợp lý, trong sáng, thuyết phục và giầu tính khả thi.
2 – Uy tín của của người đứng đầu, sáng lập.
3 – Lực lượng trung kiên khởi lập đã có (trước khi vận động công khai).
4 – Tính lô-gích, thời cơ, chín muồi để cuộc vận động ra đời như một tất yếu.
Trong trường hợp “Con đường Việt Nam” chỉ có yếu tố văn bản tuyên ngôn là tạm được, còn 3 yếu tố sau đều không được đáp ứng, trái lại còn chứa đựng sự phi lí và khả nghi. Vậy những người đã có ý thức chính trị và bản lĩnh chính trị (trong môi trường một nước cộng sản) khó có thể tham gia.
Nhiều ý kiến cho rằng cuộc vận động phi thường vội vã này chỉ là một trong hai khả năng: hoặc là sự ngây thơ chính trị kiểu sách vở, hoặc một cạm bẫy. Hai khả năng ấy cuối cùng cũng chỉ là một, vì đã ngây thơ thì càng chân thành lại càng dễ thành cạm bẫy thôi”.

Không có nhận xét nào: